Đau bụng âm ỉ

Bạn thân mến,

mời bạn đọc bài viết "Đau bụng" được bác sĩ tiêu hoá Doctor Check đơn giản hoá dành riêng cho bạn.

1. Đau bụng là gì?

Đau bụng là cảm giác đau hay khó chịu ở vùng bụng phía dưới xương sườn và phía trên xương chậu. Cảm giác đau xuất phát từ các cơ quan trong ổ bụng hoặc các cơ quan tiếp giáp với bụng. Đau là do các cơ quan viêm, căng giãn hoặc do mất máu cung cấp cho cơ quan đó.

Ngoài ra, trong hội chứng ruột kích thích (IBS), đau bụng có thể bắt nguồn từ sự co thắt của các cơ ruột hoặc tình trạng nhạy cảm bất thường của ruột.

2. Nguyên nhân nào khiến bạn đau bụng?

Nguyên nhân gây đau bụng cấp tính sẽ bao gồm các tình trạng nhẹ có thể tự khỏi mà không cần điều trị, cho đến các trường hợp cấp cứu y tế nghiêm trọng. Bao gồm:

  • Chứng phình động mạch chủ bụng.
  • Viêm ruột thừa.
  • Viêm đường mật.
  • Viêm túi mật.
  • Viêm bàng quang.
  • Nhiễm toan ceton do đái tháo đường.
  • Viêm túi thừa.
  • Viêm tá tràng (viêm ở phần đầu tiên của ruột non).
  • Mang thai ngoài tử cung.
  • Đau tim.
  • Chấn thương.
  • Tắc ruột.
  • Lồng ruột (ở trẻ em).
  • Sỏi thận.
  • Áp xe gan (túi chứa đầy mủ trong gan).
  • Thiếu máu cục bộ mạc treo (giảm lưu lượng máu đến ruột).
  • Viêm hạch mạc treo.
  • Huyết khối mạc treo.
  • Viêm tụy.
  • Viêm màng ngoài tim (viêm mô xung quanh tim).
  • Viêm phúc mạc (nhiễm trùng niêm mạc bụng).
  • Lá lách vỡ.
  • Viêm ống dẫn trứng.
  • Áp xe lách (túi chứa đầy mủ trong lá lách).
  • Thủng đại tràng.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).
  • Viêm dạ dày.

Đau bụng mạn tính là tình trạng đau kéo dài hơn 3 tháng, có thể là đau liên tục hoặc đau từng cơn. Nguyên nhân của tình trạng này có thể đến từ các tổn thương ở ống tiêu hóa, hay đến từ các cơ quan khác như gan – mật – tuỵ. Bao gồm:

  • Bệnh Celiac.
  • Lạc nội mạc tử cung.
  • Chứng khó tiêu chức năng.
  • Viêm dạ dày.
  • Thoát vị bẹn.
  • Hội chứng ruột kích thích.
  • Hội chứng Mittelschmerz.
  • U nang buồng trứng.
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID).
  • Loét dạ dày tá tràng.
  • Viêm loét đại tràng.

3. Đau bụng là dấu hiệu của bệnh gì?

Dưới đây là một số bệnh lý điển hình gây ra triệu chứng đau bụng:

  • Đầy hơi
  • Khó tiêu
  • Viêm dạ dày
  • Loét dạ dày – tá tràng
  • Tắc ruột
  • Táo bón
  • Bệnh viêm ruột
  • Viêm ruột thừa
  • Viêm túi thừa
  • Viêm đại tràng
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Bệnh Celiac
  • Ung thư đại – trực tràng
  • Không dung nạp thực phẩm hoặc dị ứng
  • Ngộ độc thực phẩm
  • Sỏi mật
  • Bệnh gan như viêm gan, xơ gan, suy gan
  • Viêm tụy

4. Làm sao để chẩn đoán chính xác bệnh lý nào làm bạn đau bụng?

* Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ hỏi các câu như: cơn đau bắt đầu khi nào, kéo dài bao lâu, vị trí và tính chất đau (âm ỉ, dữ dội, từng cơn), có triệu chứng kèm theo không, và yếu tố làm tăng hoặc giảm đau. Đồng thời, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân.

* Xét nghiệm
Các xét nghiệm cận lâm sàng như công thức máu toàn bộ (CBC), men gan, men tụy (amylase và lipase), thử thai và phân tích nước tiểu thường được bác sĩ yêu cầu.
* Chẩn đoán hình ảnh
Đánh giá hình ảnh của bệnh nhân đau bụng cấp là một yếu tố quan trọng trong chẩn đoán, như là X-quang bụng, siêu âm, chụp X-quang Bari dạ dày – ruột non, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ.
* Nội soi ống tiêu hóa
Nội soi tiêu hóa là tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh lý tiêu hóa với độ chính xác cao. Bác sĩ có thể sẽ tiến hành:

  • Nội soi ống tiêu hóa trên hay nội soi dạ dày
  • Nội soi đại – trực tràng
  • Siêu âm nội soi (EUS)
  • Nội soi ruột non bóng đơn hoặc bóng kép
  • Nội soi đường ruột bằng viên nang

5. Cách điều trị và phòng ngừa đau bụng?

* Cách điều trị triệu chứng đau bụng
Phương pháp điều trị đau bụng sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương từ nhẹ đến nặng và nguyên nhân gây ra các cơn đau, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp can thiệp phù hợp.
Trong trường hợp bệnh nhân bị đau bụng cấp do các nguyên nhân ngoại khoa cần được phẫu thuật ngay, nếu do các bệnh lý nội khoa cấp tính thì cũng cần nhập viện điều trị và theo dõi, phẫu thuật nếu cần thiết.
Với các nguyên nhân gây đau bụng nhẹ như chứng khó tiêu hay viêm dạ dày,… thì có thể được điều trị tại nhà, tuy nhiên nếu bệnh không thuyên giảm hay tiến triển nặng, Cô Bác, Anh Chị cần đến bệnh viện để được đánh giá theo dõi và điều trị tiếp.
* Cách phòng ngừa triệu chứng đau bụng

Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ bị đau bụng bằng cách thực hiện những điều sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
  • Uống nước thường xuyên
  • Luyện tập thể dục đều đặn
  • Hạn chế hoặc ngưng hút thuốc, rượu bia
  • Ăn nhiều bữa nhỏ
  • Giữ vệ sinh tốt, đặc biệt là rửa tay và tránh các vật liệu và thực phẩm bị nhiễm virus và vi khuẩn sẽ làm giảm nguy cơ phát bệnh do nhiều nguyên nhân lây nhiễm.
  • Nếu bạn bị rối loạn đường ruột như bệnh Crohn, hãy tuân thủ chế độ ăn uống mà bác sĩ đã đưa ra để giảm thiểu sự khó chịu.
  • Nếu bạn bị trào ngược dạ dày, không ăn trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ.

6. Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ tiêu hoá?

Bạn có thể theo dõi tại nhà nếu cơn đau bụng thuyên giảm sau 24 – 48 giờ. Tuy nhiên, bạn nên đi khám bệnh tại bệnh viện/phòng khám chuyên khoa tiêu hóa nếu đau bụng dữ dội hoặc đau bụng nhẹ kéo dài hơn một tuần (ngay cả khi cơn đau tăng giảm trong ngày hoặc nhiều ngày).

7. Để biết chính xác bệnh lý khiến bạn đau bụng và cách điều trị, Bạn hãy đặt lịch khám miễn phí cùng bác sĩ tiêu hoá Doctor Check.