Rối loạn tiêu hoá

Bạn thân mến,,

Có phải bạn bị ợ nóng, khó nuốt, buồn nôn và nôn? Nếu vậy thì nhiều khả năng bạn đang mắc bệnh Rối loạn tiêu hóa.

Mời bạn đọc bài viết “ Rối loạn tiêu hóa ” được các bác sĩ của Doctor Check đơn giản hoá dành riêng cho bạn.

1. Rối loạn tiêu hóa là gì?

Rối loạn tiêu hóa thường sử dụng để nói về nhóm các bệnh lý mà khi đó quá trình tiêu hóa của cơ thể diễn ra một cách bất thường.
Hệ tiêu hóa bao gồm các cơ quan như khoang miệng, hầu họng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại – trực tràng và hậu môn. Bên cạnh đó còn có sự tham gia của tuyến nước bọt, gan, mật, tụy giúp tiết ra các enzyme hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi. Bất kỳ tổn thương nào ở các cơ quan này cũng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa.

2. Nguyên nhân nào khiến bạn rối loạn tiêu hóa?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây rối loạn tiêu hóa, bao gồm:
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Chế độ ăn uống là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Vì thế, đa phần triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường xuất phát do chế độ ăn uống không lành mạnh, dung nạp nhiều thực phẩm gây khó tiêu, bao gồm: Đồ chiên, dầu mỡ, trái cây chua, chất tạo ngọt nhân tạo, đồ ăn cay, sản phẩm từ sữa, thực phẩm chứa bạc hà,…

Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học

Ít vận động, ăn uống không điều độ (bỏ bữa hoặc ăn uống thất thường) có thể gây tình trạng đầy hơi, tiêu chảy.

Tiêu thụ nhiều rượu bia

Uống nhiều rượu bia gây cảm giác đầy bụng, tiêu chảy, tổn hại niêm mạc ruột non, giảm hấp thụ dinh dưỡng và lâu dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.

Các bệnh lý tiêu hóa

Bên cạnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt, tình trạng rối loạn tiêu hóa cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiêu hóa:

  • Hội chứng ruột kích thích (IBS)
  • Trào ngược dạ dày – thực quản (GERD)
  • Bệnh Crohn
  • Viêm loét đại tràng
  • Bệnh Celiac
  • Khó tiêu chức năng
  • Không dung nạp lactose

3. Những triệu chứng nào thường gặp khi bạn rối loạn tiêu hóa?

Thông thường, khi gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa, người bệnh có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng như:

  • Ợ nóng
  • Khó nuốt
  • Buồn nôn và nôn
  • Đau bụng
  • Chướng bụng
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Són phân
  • Xuất huyết (nôn ra máu, đi ngoài ra máu, đi tiêu phân đen)
  • Sụt cân bất thường

4. Làm thế nào để chẩn đoán chính xác bệnh lý Rối loạn tiêu hóa?

Khám lâm sàng

Dựa vào thông tin về các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa mà người bệnh đang gặp, tiền sử bệnh lý bản thân hoặc gia đình, yếu tố liên quan khác,… bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán sơ bộ ban đầu và đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng.

Xét nghiệm

2 loại xét nghiệm phân có thể được chỉ định gồm:

  • Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân: Thường được sử dụng để phát hiện máu trong phân mà không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
  • Xét nghiệm nuôi cấy phân: Giúp kiểm tra sự hiện diện của các loại vi khuẩn bất thường mà có thể gây tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa khác.

* Chẩn đoán hình ảnh khác

Các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT-scan, chụp cộng hưởng từ (MRI), siêu âm được sử dụng để xem chi tiết tình trạng các cơ quan, mô và các cấu trúc khác trong cơ thể. Phương pháp này có thể giúp chẩn đoán khối u, viêm,… và những nguyên nhân khác có thể làm rối loạn tiêu hóa.

* Nội soi tiêu hóa

Nội soi tiêu hóa là tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh lý tiêu hóa với độ chính xác cao.

2 loại nội soi bác sĩ có thể chỉ định thực hiện gồm:

  • Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng: Là thủ thuật mà bác sĩ dùng một ống nội soi mềm đưa qua đường miệng để quan sát và đánh giá được các tổn thương tại thực quản, dạ dày và tá tràng, từ đó chẩn đoán nguyên nhân và điều trị một số bệnh lý ở ống tiêu hóa trên.
  • Nội soi đại – trực tràng: Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi đi từ hậu môn lên đến toàn bộ khung đại tràng. Thông qua phương pháp này, các bác sĩ có thể ghi nhận hình ảnh ở đại trực tràng, giúp phát hiện các tổn thương và sinh thiết khi có dấu hiệu nghi ngờ ung thư,…

5. Cách điều trị và phòng ngừa bệnh Rối loạn tiêu hóa?

* Cách điều trị rối loạn tiêu hóa

Thông thường, để điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Để cân nhắc được phương pháp điều trị thích hợp, bác sĩ sẽ dựa trên các kết quả xét nghiệm cũng như tình trạng bệnh lý của người bệnh.

Một số phương pháp điều trị rối loạn tiêu hóa phổ biến như:

  • Dùng thuốc: Dựa trên triệu chứng rối loạn tiêu hóa, người bệnh được bác sĩ chỉ định loại thuốc và liều lượng phù hợp. Lưu ý, bệnh nhân không nên tự sử dụng thuốc mà cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi dùng, để tránh làm tình trạng bệnh tồi tệ hơn.
  • Phẫu thuật: Trường hợp nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa đến từ bệnh Crohn, trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) ở mức độ nặng,… bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật để điều trị bệnh lý và ngăn biến chứng xuất hiện.

* Các phòng ngừa bệnh lý gây rối loạn tiêu hóa

Thay đổi lối sống và thói quen lành mạnh có thể cải thiện và ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa:

  • Duy trì lối sống lành mạnh: Ăn uống cân bằng, uống đủ nước, ngủ đủ giấc, không hút thuốc, kiểm soát căng thẳng.
  • Tập thói quen đi vệ sinh tốt: Đi vệ sinh đúng lúc, đúng tư thế để hỗ trợ sức khỏe đường ruột.
  • Tầm soát ung thư định kỳ: Thực hiện nội soi đại – trực tràng 5-10 năm/lần có thể giúp phát hiện và điều trị ung thư tiêu hóa từ sớm, hạn chế biến chứng nguy hiểm.

6. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ tiêu hoá?

Nếu bạn có các triệu chứng ợ nóng, khó nuốt, đau bụng, chướng bụng, buồn nôn và nôn,… trong thời gian dài và không có dấu hiệu cải thiện thì nên thăm khám sớm để bác sĩ kịp thời phát hiện nguyên nhân chính xác và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

7. Để biết chính xác bạn có bị bệnh Rối loạn tiêu hóa và cách điều trị hiệu quả, hãy liên hệ ngay để đặt lịch khám miễn phí cùng bác sĩ tiêu hoá của Doctor Check.