Táo bón kéo dài

Bạn thân mến,

có phải bạn gặp khó khăn khi đi đại tiện, tần soát đi cầu ít, đi phân cứng? Nếu vậy thì nhiều khả năng bạn đang mắc bệnh táo bón.

Mời bạn đọc bài viết “ Táo bón ” được các bác sĩ của Doctor Check đơn giản hoá dành riêng cho bạn.

1. Táo bón là gì?

Táo bón hay còn gọi là bón, là tình trạng đi tiêu khó khăn, phải rặn nhiều hoặc giảm tần suất đại tiện, phân cứng. Người bị táo bón thường có cảm giác đi tiêu không hết phân. Khi đi cầu, phân có thể khô và cứng hơn bình thường, đôi khi gây đau rát. Tình trạng táo bón kéo dài có thể dẫn đến các bệnh lý như bệnh trĩ, nứt hậu môn, sa trực tràng.

2. Nguyên nhân nào khiến bạn Táo bón?

Nguyên nhân gây táo bón bao gồm táo bón nguyên phát và táo bón thứ phát:

* Nguyên nhân táo bón nguyên phát

  • Táo bón vận động ruột bình thường: Phân di chuyển bình thường trong đại tràng, nhưng người bệnh khó đi cầu. Đây là loại táo bón nguyên phát phổ biến nhất.
  • Táo bón vận động ruột chậm: Nhu động đại tràng hoạt động kém, phân di chuyển chậm, gây khó đi cầu và giảm tần suất đi cầu.
  • Rối loạn chức năng sàn chậu: Cơ và dây chằng sàn chậu lão hóa, không giữ được các cơ quan vùng chậu đúng vị trí, thường do tuổi tác hoặc mang thai ở phụ nữ.

* Nguyên nhân táo bón thứ phát

  • Chế độ ăn thiếu chất xơ, đặc biệt là thói quen ăn nhiều thịt, sữa hoặc phô mai.
  • Mất nước.
  • Lười vận động, không tập thể dục, rèn luyện sức khỏe thường xuyên.
  • Nhịn đi cầu khi cảm thấy mắc.
  • Thay đổi thói quen hoặc lối sống (ví dụ: đi du lịch).
  • Căng thẳng, stress.

3. Những triệu chứng nào thường gặp khi bạn bị táo bón?

Các triệu chứng khi bị táo bón bao gồm:

  • Đi cầu ít hơn 3 lần/tuần hoặc ít hơn tần suất bình thường.
  • Phân cứng, khô hoặc rời rạc thành từng khối.
  • Gặp khó khăn khi đi đại tiện.
  • Có cảm giác chưa tống hết phân ra ngoài.
  • Cần có biện pháp hỗ trợ để đi cầu được như dùng tay ấn vào bụng.
  • Đau bụng.
  • Chướng bụng, buồn nôn.

4. Làm thế nào để chẩn đoán chính xác bệnh lý Táo bón?

* Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ hỏi chi tiết về sức khỏe và bệnh sử để xác định nguyên nhân gây táo bón, bao gồm:

  • Tần suất đại tiện và sử dụng thuốc nhuận tràng.
  • Loại thuốc đang dùng, đặc biệt kháng cholinergic và opioid.
  • Triệu chứng bất thường như giảm cân, thay đổi kích thước phân, hoặc máu trong phân.
  • Tiền sử phẫu thuật ổ bụng hoặc các bệnh lý như suy giáp, tiểu đường, Parkinson, xơ cứng bì.

Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra khối u hoặc dấu hiệu bất thường để đánh giá tổng thể.

* Xét nghiệm
Các xét nghiệm có thể được chỉ định để chẩn đoán táo bón bao gồm xét nghiệm máu, đo áp lực hậu môn trực tràng (anorectal manometry), nghiệm pháp tống bóng (balloon expulsion test), xét nghiệm chức năng đại tràng.
* Chẩn đoán hình ảnh
Bên cạnh việc thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cũng là một phương pháp được dùng để chẩn đoán táo bón, đó là: chụp X-quang bụng, chụp X-quang đại tràng cản quang khi đại tiện, chụp cộng hưởng từ (MRI).
* Nội soi đại tràng
Để chẩn đoán tình trạng táo bón, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi tiêu hóa dưới. Nội soi đại – trực tràng là phương pháp thông dụng và có độ chính xác cao để chẩn đoán các bệnh lý đại – trực tràng. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, biểu hiện lâm sàng, kết quả xét nghiệm mà phương pháp nội soi có hoặc không có sinh thiết.

5. Những biến chứng bạn có thể gặp khi táo bón kéo dài?

Táo bón có thể gây ra một số ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh:

  • Bệnh trĩ
  • Nứt hậu môn
  • Ứ phân bên trong đại tràng
  • Sa trực tràng

6. Cách điều trị và phòng ngừa bệnh táo bón?

* Điều trị Táo bón
Nếu tình trạng táo bón kéo dài và tái phát thường xuyên, bạn nên đi khám bác sĩ. Tùy theo nguyên nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định dùng thuốc hoặc đưa ra cách điều trị phù hợp.

Dùng thuốc nhuận tràng điều trị táo bón
Thuốc nhuận tràng là một trong những loại thuốc trị táo bón giúp tăng tiết dịch trong đại tràng, phân dễ dàng đi ra hơn. Một số loại thuốc nhuận tràng bao gồm: thuốc nhuận tràng làm tăng khối lượng phân, thuốc làm tăng khả năng thẩm thấu, thuốc tăng bài xuất hoặc thuốc xổ, thuốc làm mềm phân, dung dịch thụt.

Phẫu thuật
Phẫu thuật cắt bỏ đoạn đại tràng bị ảnh hưởng là cách chữa táo bón ở người lớn trong trường hợp các phương pháp điều trị trên không hiệu quả và tình trạng táo bón ở mức độ nặng do các bệnh lý tắc ruột, sa trực tràng gây ra.
* Cách phòng ngừa táo bón

  • Tăng cường ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh, hoa quả tươi, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt,…
  • Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, các sản phẩm từ sữa có thể gây táo bón cho một số người.
  • Uống nhiều nước, trung bình khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
  • Tạo thói quen đi đại tiện đều đặn, không nhịn khi mắc đi cầu.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ uống kích thích như bia rượu, trà, cà phê,..
  • Ăn thực phẩm giúp nhuận tràng, giàu vitamin nhóm B như mật ong, vừng, rau mồng tơi, khoai lang, chuối tiêu, đu đủ, củ cải, giá đỗ…
  • Tăng cường tập thể dục rèn luyện sức khỏe.
  • Tầm soát ung thư đại tràng nói riêng hay tầm soát ung thư tiêu hóa định kỳ nói chung giúp phát hiện những tổn thương tiền ung thư, đồng thời phát hiện được các bệnh lý ở đại tràng khác như viêm loét đại tràng, polyp đại tràng,…

7. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ tiêu hoá?

Táo bón là tình trạng rối loạn tiêu hóa không gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các triệu chứng đột ngột kèm theo đau bụng, không thể đi tiêu hoặc trung tiện, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám.
Trường hợp bị táo bón kèm theo những triệu chứng sau thường cảnh báo tình trạng của bệnh lý nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Đi ngoài ra máu
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Đau bụng dữ dội khi đi cầu
  • Tình trạng táo bón kéo dài hơn 2 tuần
  • Kích thước, hình dạng và độ đặc của phân thay đổi đáng kể
  • Không thể cải thiện tình trạng táo bón khi thay đổi lối sống và chế độ ăn uống khoa học

8. Để biết chính xác bạn có bị bệnh Táo bón và cách điều trị hiệu quả, hãy liên hệ ngay để đặt lịch khám miễn phí cùng bác sĩ tiêu hoá của Doctor Check.